Bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? đau ở đâu?
Những cơn đau lưng thông thường và đau lưng do các bệnh lý thường dễ nhầm lẫn, khiến bệnh nhân chủ quan, không chủ động điều trị sớm. Đặc biệt, sự phát triển của bệnh thoát vị đĩa đệm trong những năm gần đây đang là hồi chuông báo động về sức khỏe cho nhiều bệnh nhân. Khi bị bệnh thoát vị đĩa đệm đau như thế nào? đau ở đâu?

Các giai đoạn thoát vị đĩa đệm
Tương tự như nhiều bệnh lý khác, thoát vị đĩa đệm cũng diễn tiến qua nhiều giai đoạn từ nhẹ đến nặng. Mỗi giai đoạn cũng có những đặc điểm cũng như dấu hiệu đau khác nhau. Các chuyên gia chia thoát vị đĩa đệm ra thành 4 giai đoạn tiến triển bệnh:
- Giai đoạn đĩa đệm tổn thương – thoái hóa.
- Giai đoạn đĩa đệm vỡ, rạn nứt.
- Giai đoạn nhân đệm tràn ra ngoài.
- Giai đoạn nặng – đĩa đệm tổn thương toàn phần, nhiễm trùng.
Cơn đau do thoát vị đĩa đệm theo từng giai đoạn

Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 1
Ở giai đoạn này, thoát vị đĩa đệm chưa có những dấu hiệu thương tổn rõ rệt. Bao xơ quanh đĩa đệm chỉ mới bắt đầu tổn thương, suy yếu, thoái hóa. Trong đĩa đệm xảy ra những thay đổi về hóa học. Bệnh nhân có thể cảm nhận những cơn đau nhức thoáng qua với tỉ lệ rất thấp, đôi khi không xuất hiện cơn đau. Thông thường sau khi vận động, bệnh nhân có thể cảm thấy đau mỏi nhẹ tại một số vị trí trên cột sống như vùng đốt sống cổ, đốt sống thắt lưng… Nhìn chung giai đoạn này ít hoặc không cảm nhận được cơn đau một cách rõ rệt, phần nhân nhầy đĩa đệm vẫn nằm nguyên trong bao xơ. Thương tổn trên bao xơ còn nhẹ, chưa dẫn đến nứt, rách.
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 2
Đĩa đệm bắt đầu có sự dịch chuyển lệch ra khỏi vị trí ban đầu. Bao xơ có dấu hiệu phình to, xuất hiện những rạn nứt nhỏ, vết rách trên bề mặt bao xơ. Nhân nhầy giai đoạn này vẫn nằm nguyên trong đĩa đệm, không bị vỡ và cũng chưa bị đẩy ra khỏi bao xơ. Tuy nhiên do đĩa đệm giai đoạn này đã phình ra, có thể chèn vào các dây thần kinh tủy sống hoặc đề lên những cấu trúc xương, cơ xung quanh. Do đó giai đoạn này bệnh nhân bắt đầu xuất hiện những cơn đau với tần suất tương trung bình, dễ nhận ra hơn so với giai đoạn khởi phát. Trong vận động, sinh hoạt hàng ngày, bệnh nhân có thể cảm nhận cơn đau thoáng qua ở vùng cổ, vai gáy hoặc vùng thắt lưng, hông,… Giai đoạn này cũng bắt đầu xuất hiện cảm giác tê tại những khu vực xung quanh vùng thoát vị đĩa đệm.
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 3
Ở giai đoạn này vết rách tại bao xơ bắt đầu lớn dần, nhân nhầy bên trong bị ép và có thể vỡ ra thành những mảnh nhỏ. Một phần nhân nhầy có thể bị rơi khỏi bao xơ, phần lớn nhân nhầy còn lại vẫn nằm trong bao xơ. Giai đoạn này bệnh nhân có thể cảm nhận rõ rệt cơn đau khi cử động. Các vị trí cổ hoặc thắt lưng xuất hiện cơn đau nặng hơn, tần suất cơn đau cũng thường xuyên hơn. Giai đoạn này bệnh nhân cũng dễ gặp phải các cơn đau lan ra xung quanh. Tê bì chân tay và cổ vai gáy cũng diễn ra khi có vận động. Bệnh nhân bắt đầu gặp trở ngại trong sinh hoạt, làm việc.
Thoát vị đĩa đệm giai đoạn 4
Bao xơ đĩa đệm đã bị vỡ khá nghiêm trọng, nhân nhần tràn ra ngoài khá nhiều kéo theo các thành phần hóa học trong nhân nhầy tràn ra. Giai đoạn này không chỉ gây đau đớn nghiêm trọng mà còn rất dễ bị nhiễm trùng, viêm dây thần kinh,… Các dây thần kinh xung quanh vị trí đau cũng bị chèn ép thường xuyên bởi nhân nhầy. Bệnh nhân đi đứng, cử động gặp nhiều khó khăn, cơn đau thường xuyên và dữ dội.

Bài viết đã chỉ ra cho bạn những dấu hiệu đau do thoát vị đĩa đệm cũng như các vị trí đau thường gặp. Nhận biết cũng như điều trị sớm thoát vị đĩa đệm là rất cần thiết để bảo vệ sức khỏe xương khớp của bạn. Nếu phát hiện mắc thoát vị đĩa đệm, bạn đừng ngần ngại thăm khám để có những chỉ định điều trị phù hợp nhất.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!