Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là sự thay đổi cấu trúc đĩa đệm, khiến cho phần nhân nhầy bị thoát vị ra ngoài chèn ép lên rễ thần kinh cột sống. Cơ thể chúng ta có 33 đốt sống cấu tạo nên cột sống. Trong đó khu vực 4 đốt sống lưng dễ gặp phải thoát vị đĩa đệm nhất, đặc biệt là hai đốt sống L4, L5.
Bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng là gì?
Chức năng của đốt sống thắt lưng là gì?

Đốt sống thắt lưng có tác dụng nâng đỡ cơ thể, vốn là tác dụng không thể thiếu. Ngoài ra các đốt sống thắt lưng còn giúp cho cơ thể có thể xoay trở và vận động linh hoạt theo nhiều hướng. Đây cũng là bộ phận chịu nhiều lực tác động nhất khi đứng cũng như vận động.
Nguyên nhân gây thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng là gì?
Thoát vị đĩa đệm đốt sống thắt lưng thường là do kết quả của quá trình lão hóa ở người cao tuổi . Khi bị lão hóa, bao xơ bảo vệ nhân nhầy sẽ bị rách. Lúc này cấu trúc đĩa đệm sẽ không còn ổn định. Nhân nhầy sẽ theo vị trí rách chạy ra khỏi vị trí ban đầu và chèn ép lên rễ thần kinh cột sống. Thoát vị đĩa đệm do lão hóa thường gặp ở độ tuổi 50. Ở độ tuổi này sự đàn hồi đĩa đệm đã suy yếu dần theo thời gian.
Các thói quen sinh hoạt, lao động không đúng cách, tai nạn cũng là những nguyên nhân thoát vị đĩa đệm. Những tác động thường ngày có thể khiến cho bao xơ bị tổn thương. Bên cạnh đó một số bệnh lý bẩm sinh như gai đôi cột sống, gù vẹo, thoái hóa cột sống,… cũng làm tăng nguy cơ mắc phải thoái hóa cột sống thắt lưng.
Dấu hiệu nào báo hiệu bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Những triệu chứng dễ nhận biết nhất là:
- Bàn chân bàn tay có cảm giác tê và đau. Cơn đau còn có thể lan xuống vùng mông. Tình trạng này chủ yếu do rễ thần kinh tại thắt lưng bị nhân nhầy thoát vị chèn ép. Cảm giác tê bì chân tay có thể kéo dài và âm ỉ khiến bệnh nhân rất khó chịu.
- Bệnh nhân cũng có thể cảm thấy đau chân và lưng. Điều này có thể do đốt sống L4 trượt về phía trước, trên các đốt sống L5. Các rễ thần kinh xung quanh cũng bị ảnh hưởng, gây ra cơn đau.
- Khi hắt hơi, đi đứng, rặn khi đại thiện,… đều có cảm giác đau đớn. Khi nằm nghỉ thì cảm giác đau sẽ giảm dần.
- Một số bệnh nhân sẽ có các cơn đau cấp tính ngay sau chấn thương.
Làm sao để phòng chống thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng
Thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng có thể phòng chống được bằng các biện pháp sau:
- Bổ sung các loại thực phẩm có canxi, vitamin D, omega -3 cho cơ thể.
- Hạn chế các thức ăn nhanh, thức ăn giàu chất béo.
- Tránh cách loại đồ uống có cồn cũng như các chất kích thích có hại cho cơ thể.
- Uống đủ nước.
- Rèn luyện cơ thể bằng các bài tập phù hợp giúp cải thiện cơ, xương khớp.
- Sắp xếp thời gian lao động và nghỉ ngơi hợp lí.
- Chú ý làm việc đúng tư thế để tránh các tác động lên cột sống.

Trên đây là những thông tin về bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng. Với những thông tin này, bạn có thể xây dựng cho mình kế hoạch phòng ngừa thoát vị đĩa đệm cột sống, thắt lưng một cách hiệu quả. Chúc bạn có nhiều sức khỏe.
❢ Thông tin hữu ích cho bệnh nhân bị thoát vị đĩa đệm:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!