Lệch đĩa đệm là một trong những vấn đề về xương khớp có khả năng gây ra nhiều tổn hại cho cột sống, ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của bệnh nhân cũng như dẫn đến các vấn đề lâu dài cho sinh hoạt, sức khỏe. Vậy bệnh lệch đĩa đệm là gì? Những lí do nào khiến chúng ta mắc bệnh lệch đĩa đệm, cách khắc phục lệch đĩa đệm ra sao?

bệnh lệch đĩa đệm là gì
Bệnh lệch đĩa đệm là gì?

Bệnh lệch đĩa đệm là gì?

1.Khái niệm

Lệch đĩa đệm là tình trạng đĩa đệm dịch chuyển khỏi vị trí ban đầu giữa hai đốt sống. Tình trạng này còn gọi là thoát vị đĩa đệm. Đây là một trong những dạng bệnh xương khớp khá phổ biến ở độ tuổi từ 30 – 55. Tuy nhiên, lệch đĩa đệm còn có thể diễn ra ở những độ tuổi trẻ hơn nếu có nhiều yếu tố thúc đẩy lệch đĩa đệm xảy ra. Đây là một trong những vấn đề về xương khớp gây ảnh hưởng lớn đến sự vận động của cột sống và cơ thể.

2.Nguyên nhân gây lệch đĩa đệm

Lệch đĩa đệm có thể gặp phải các do rất nhiều nguyên nhân khác nhau. Trong đó phổ biến nhất là một số nguyên nhân sau:

  • Các chấn thương, tai nạn gây ảnh hưởng đến các đốt xương sống.
  • Sự ảnh hưởng của tuổi tác do quá trình lão hóa tự nhiên khiến các đốt xương sống yếu đi, dễ dẫn đến lệch đĩa đệm.
  • Tổn thương xương khớp do lao động từ sớm khi hệ xương khớp chưa phát triển hoàn thiện. Những trường hợp này sẽ dẫn đến tình trạng thoái hóa xương khớp
  • Ảnh hưởng lâu dài của một số bệnh lý về xương khớp chưa điều trị dứt điểm cũng có thể dẫn đến tình trạng lệch đĩa đệm cột sống.
  • Người có thói quen sinh hoạt sai tư thế trong thời gian dài cũng có thể góp phần gia tăng áp lực lên cột sống và khiến cho đĩa đệm cũng bị ảnh hưởng nhất định.

3.Lệch đĩa đệm gây ra những tác hại như thế nào?

Tương tự như nhiều bệnh lý khác, lệch đĩa đệm cũng dẫn đến nhiều tác hại không mong muốn cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là một số vấn đề như:

  • Xuất hiện những cơn đau ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống, sinh hoạt của bệnh nhân.
  • Cản trở trực tiếp đến vận động, khả năng lao động. Người bệnh thường mất đi khả năng lao động nặng. Có những trường hợp dù điều trị khỏi nhưng vẫn không thể tiếp tục lao động nặng.
  • Nguy cơ rối loạn vận động, rối loạn cảm giác.
  • Biến chứng đau thần kinh tọa. Nguy cơ xuất hiện những cơn đau lan ra vùng cổ vai gáy hoặc mông, đùi, chân, tùy theo vị trí thoát vị.
  • Biến chứng liệt nửa người.
  • Biến chứng liệt toàn thân.
lệch đĩa đệm cột sống
Lệch đĩa đệm cột sống gây ảnh hưởng lớn đến sức khỏe

Điều trị lệch đĩa đệm cột sống như thế nào?

Hiện nay, việc điều trị lệch đĩa đệm phụ thuộc rất nhiều vào các yếu tố như: vị trí xuất hiện thương tổn trên đĩa đệm, mức độ nặng nhẹ của bệnh, bệnh có ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe và vận động của bệnh nhân, mức độ biến chứng như thế nào,… Thông thường, lệch đĩa đệm có thể được điều trị bằng các biện pháp như:

  • Điều trị bảo tồn: gồm có nghỉ ngơi, vật lí trị liệu, xoa bóp, châm cứu, bấm huyệt, chiếu tia hồng ngoại,… Đây là những cách điều trị giúp cho vị trí thoát vị đĩa đệm và các mô xung quanh ít bị ảnh hưởng trong quá trình điều trị. Tuy nhiên, cách này chỉ có thể áp dụng được cho những trường hợp thoát vị nhẹ, phát hiện sớm. Điều trị bảo tồn thường kết hợp song song với điều trị bằng thuốc.
  • Điều trị bằng thuốc Tây y: thường áp dụng các loại thuốc giảm đau như meloxicam, paracetamol,… một số thuốc tiêm, thuốc bôi giúp cải thiện tình trạng bệnh. Tuy nhiên những loại thuốc này cần có chỉ định sử dụng hợp lí từ bác sĩ vì có nguy cơ ảnh hưởng đến chức năng gan, dạ dày,…
  • Chữa bệnh bằng thuốc Đông Y: dùng các thuốc Đông Y chữa thoát vị đĩa đệm thường không có tác dụng nhanh như sử dụng các thuốc Tây Y nhưng lại có ưu điểm lành tính, an toàn cho bệnh nhân, hầu như không có các tác dụng phụ. Tuy nhiên phương pháp này còn tùy thuộc vào cơ địa bệnh nhân.
chữa lệch đĩa đệm
Chữa lệch đĩa đệm cột sống càng sớm, tỷ lệ thành công càng cao, rủi ro biến chứng cũng khá thấp

Phòng ngừa lệch đĩa đệm như thế nào?

Ngoại trừ nguyên nhân đến từ yếu tố tuổi tác, lệch đĩa đệm có thể phòng tránh được bằng cách thay đổi một số thói quen trong cuộc sống. Để phòng ngừa lệch đĩa đệm bạn cần lưu ý một số vấn đề sau:

  • Hạn chế các tư thế ngồi xiêu vẹo, không thẳng lưng.
  • Không nên ngồi quá lâu và nên thường xuyên đứng dậy vận động.
  • Không nên mang vác đồ nặng và sai tư thế.
  • Bạn cũng nên kết hợp chế độ dinh dưỡng và luyện tập thể dục thể thao hợp lý.
  • Bạn cũng nên đi khám bệnh định kỳ để phát hiện và có những cách điều trị bệnh từ sớm, tránh những ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như nguy cơ biến chứng.
lệch đĩa đệm
Luyện tập thường xuyên giúp giảm nguy cơ lệch đĩa đệm

Lệch đĩa đệm là một trong những bệnh lý gây hại cho sức khỏe xương khớp cũng như ảnh hưởng lớn đến khả năng vận động kèm theo những nguy cơ gây biến chứng cho sức khỏe của bạn. Hi vọng những thông tin hữu ích trong bài viết này sẽ giúp bạn nâng cao cảnh giác về lệch đĩa đệm và có những cách phòng tránh cũng như can thiệp từ sớm để bảo vệ sức khỏe.

❢ Bạn nên tham khảo:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*