Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là bệnh lý có tỷ lệ mắc ngày càng tăng lên trong thời gian gần đây. Không chỉ vậy, bệnh còn có xu hướng ảnh hưởng đến những đối tượng bệnh nhân trẻ – vốn không phải là nhóm đối tượng có nguy cơ cao trong thời gian trước đây. Tìm hiểu bệnh học và bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ sẽ giúp bạn hiểu thêm về căn bệnh này.

Bệnh học và bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh học và bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

1.Đại cương

a.Khái niệm

Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ là tình trạng đĩa đệm bị chèn ép dẫn tới lớp vòng sợi bao quanh đứt rách. Lúc này, phần nhân nhầy bên trong đĩa đệm thoát ra ngoài và gây ảnh hưởng đến. Thoát vị đĩa đệm có thể xảy ra ở nhiều vị trí như: lệch ra sau hoặc ra trước, lệch bên hoặc vào thân đốt, phần lớn đều chèn ép vào rễ thần kinh gây đau cho bệnh nhân.

b.Cơ chế bệnh học thoát vị đĩa đệm

Đĩa đệm bình thường trải qua quá trình lão hóa theo thời gian có thể khiến cho đĩa đệm bị thoái hóa sinh học, tạo ra những chấn thương từ từ. Đến một thời điểm nhất định, bệnh nhân sẽ gặp phải tình trạng thoát vị đĩa đệm.

Bên cạnh đó, các bệnh lí xương khớp do miễn dịch, chuyển hóa, di truyền,… cũng có thể dẫn đến tình trạng thoái hóa bệnh lý đĩa đệm. Những bệnh lý này có thể dẫn đến các chấn thương đột ngột, gây ra những cơn đau cấp và thoát vị đĩa đệm.

c.Triệu chứng lâm sàng

Các triệu chứng thoát vị đĩa đệm cột sống cổ có thể được nhận biết sớm bằng các dấu hiệu lâm sàng như:

  • Dấu hiệu đau tê buốt hai vai, dấu hiệu mỏi nhừ cột sống tại khu vực đĩa đệm bị thoát vị. Đối với thoát vị đĩa đệm cột sống cổ, các cơn đau thường có xu hướng tập trung nhiều ở vị trí cổ.
  • Những cơn đau có thể lan nhanh ra các khu vực như vai, gáy,…
  • Đau nhiều hơn khi cúi, ngửa đầu, giảm đau hơn khi nghỉ ngơi.

d.Triệu chứng cận lâm sàng

Các triệu chứng thể hiện qua các biện pháp chẩn đoán hình ảnh có thể giúp cho việc xác định bệnh được chính xác hơn. Những biện pháp chẩn đoán hình ảnh phổ biến gồm có:

  • Chụp X – quang cột sống thắt lưng chuẩn.
  • Chụp cộng hưởng từ MRI.
  • Chụp bao rễ thần kinh.

e.Tiêu chuẩn chẩn đoán bệnh học thoát vị đĩa đệm

Theo tiêu chuẩn của Arsseni năm 1973, bệnh thoát vị đĩa đệm cột sống cổ thường trải qua 4 giai đoạn chính như:

  • Giai đoạn I: đĩa đệm có dấu hiệu lồi ra. Một số trường hợp có thể bị phồng.
  • Giai đoạn II: hội chứng thoát vị đĩa đệm thắt lưng hông dương tính, gây ra các kích thích rễ thần kinh.
  • Giai đoạn III: tình trạng khối thoát vị nặng hơn, lồi hẳn ra ngoài và chèn ép vào rễ thần kinh.
  • Giai đoạn IIIa: bệnh nhân bị mất một phần dẫn truyền thần kinh.
  • Giai đoạn IIIb: mất hoàn toàn dẫn truyền thần kinh.
  • Giai đoạn IV: tình trạng đĩa đệm thoát vị đĩa đệm nặng. Tình trạng đĩa đệm thoát ra ngoài rất nặng, cơn đau tiến triển dai dẳng và khó phục hồi.

f.Phương pháp điều trị

Điều trị bảo tồn:

  • Sử dụng thuốc (Thuốc Tây hoặc thuốc Nam).
  • Thực hiện châm cứu bấm huyệt, kéo giãn cột sống, vật lý trị liệu.
  • Áp dụng các bài tập chuyên biệt.
  • Luyện tập các môn thể thao.
  • Áp dụng chế độ dinh dưỡng đi kèm.

Điều trị bảo tồn thất bại:

Những trường hợp bệnh nhân điều trị bảo tồn thất bại cần phẫu thuật gồm có:

  • Bệnh nhân mắc hội chứng đuôi ngựa.
  • Hội chứng chèn ép tủy cấp.
  • Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm độ IV, thoát vị chèn ép rễ thần kinh và dẫn đến những cơn đau rất nặng.
  • Bệnh nhân mắc thoát vị đĩa đệm độ III điều trị bảo tồn thất bại, không đáp ứng.
Bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống cổ
Bệnh học thoát vị đĩa đệm cột sống cổ

Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của bệnh nhân

(đây là một phần bệnh án bệnh nhân, bệnh án chỉ có tính chất tham khảo, không tự ý áp dụng điều trị theo bệnh án)

I.Hành chính

1.Họ và tên: (bệnh nhân giấu tên)

2.Giới tính: Nữ

3.Tuổi: 52, Dân tộc: Kinh

4.Nghề nghiệp: Buôn bán

5.Địa chỉ: Hà Nội

6.Địa chỉ người cần báo tin:

7.Ngày vào viện: 30/09/2011

II.Lí do vào viện

Bệnh nhân có dấu hiệu đau vùng cổ âm ỉ không dứt.

III.Bệnh sử

Khoảng thời gian cách đây khoảng 3 năm, bệnh nhân có những cơn đau âm ỉ, đau buốt lan xuống cổ, vai, gáy. Bệnh nhân gặp phải tình trạng khó xoay cổ, đau nhức khi xoay cổ, chóng mặt ù tai, mất thăng bằng, mờ mắt, đỏ mặt đột ngột, hạ huyết áp, đau ngực, khó nuốt, vã mồ hôi,…

Tiền sử bệnh nhân:

  • Sống khỏe, chưa có sang chấn.
  • Gia đình không mắc các bệnh có liên quan.
  • Tinh thần tạm ổn định nhưng hay lo lắng.

IV.Thăm khám

1.Thăm khám toàn thân

  • Tổng trạng bệnh nhân khá, chiều cao:1,50 m; cân nặng:48 kg.
  • Da sạm, niên mạc hồng nhạt.
  • Không có dấu hiệu phù, không có dấu hiệu xuất huyết dưới da.
  • Quan sát tuyến giáp không lớn. Tình trạng lông, tóc, móng phát không có bất thường.
  • Không sờ thấy hạch ngoại biên.
  • Mạch đo được: 71/1 phút.
  • Thân nhiệt: 37 độ C.
  • Huyết áp: 100/70 mmHg.

2.Thăm khám các cơ quan

a.Cơ xương khớp

  • Chưa có dấu hiệu teo cứng khớp.
  • Bệnh nhân không vẹo cột sống cổ.
  • Không có dấu hiệu sưng, nóng, đỏ, đau các khớp.
  • Có những cơn đau nhiều về đêm, ngủ dậy.
  • Đau tăng khi trời lạnh.
  • Nghiêng đầu, cúi, ngửa, xoay trái phải có cảm giác đau.
  • Vận động hai khớp vai bị đau.

b.Thần kinh

  • Bệnh nhân tiếp xúc tốt.
  • Tinh thần mệt mỏi.
  • Cảm giác tê vùng vai gáy và lan ra 2 vai.
  • Bệnh nhân có các cơn tê giật cánh tay, mất cảm giác.

c.Tuần hoàn

  • Bệnh nhân thỉnh thoảng mệt ngực, có cảm giác hồi hộp.
  • Chưa phát hiện âm bệnh lý.

d.Hô hấp

  • Không ho, không nấc cục, thở mệt.
  • Không co kéo các khoảng giang sườn.
  • Nhịp thở: 16l/phút.

e.Tiêu hóa

  • Bệnh nhân không nôn, ăn ngon miệng.
  • Không có dấu hiệu đau vùng thượng vị.
  • Không ợ hơi ợ chua.
  • Khi đại tiện có phân vàng sệt.
  • Thăm khám thấy bụng mềm, di động theo nhịp thở.

g. Thận, tiết niệu, sinh dục

  • Bệnh nhân không tiểu buốt, tiểu rát.
  • Có nước tiểu trong.
  • Dấu chạm thận (-).
  • Bập bềnh thận (-).

3. Cận lâm sàng

  • Xét nghiệm công thức máu: RBC : 3.42 106/ mm3. WBC : 4.3 103/ mm3.
  • Thực hiện X- quang cột sống cổ thoát vị đĩa đệm C5 – C6.

4. Tóm tắt- biện luận- chuẩn đoán

Bệnh nhân nữ, 52 tuổi vào viện với lý do đau âm ỉ vùng cổ gáy lan ra 2 vai, cử động đau nhẹ, đau nhiều về đêm và khi mới ngủ đậy, trời lạnh đau tăng.

Qua thăm khám lâm sàng kết hợp với cận lâm sàng rút ra được các dấu chứng và hội chứng sau:

  • Không teo cơ cứng khớp.
  • Không có dấu hiệu sưng nóng đỏ đau.
  • Đau nhiều về đêm, ngủ đậy, trời lạnh đau tăng.
  • Ấn cơ thang ức đòn chũm đau tăng.
  • Vận động 2 khớp vai không hạn chế.
  • Vận động cổ: xoay, cúi, ngữa, nghiêng trái, nghiêng phải đau.
  • Thoát vị đĩa đệm cột sống cổ C5-C6.
Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của bệnh nhân
Bệnh án thoát vị đĩa đệm cột sống thắt lưng của bệnh nhân

– Hội chứng thần kinh:

  • Có cảm giác tê rừn vùng vai gáy lan xuống 2 vai.
  • Thỉnh thoảng có cơn tê giật cánh tay làm bệnh nhân mất cảm giác.

– Chuẩn đoán sơ bộ: đau cổ vai gáy do thoát vị đĩa đệm.

– Bệnh kèm theo: suy nhược thần kinh.

  • Người mỏi mệt, ngủ kém (2tiếng), hồi hộp, nhức đầu, thở mệt.

Lao cột sống cổ

  • Không sốt âm ỉ về chiều.
  • Bản thân, gia đình không có tiền sử về bệnh lao cột sống.

Đau thần kinh cánh tay

  • Không đau dọc theo đường thần kinh cánh tay.
  • Không có cảm giác tê bì dọc theo cánh tay.

– Chuẩn đoán xác định: hội chứng vai gáy do thoái hóa đốt sống cổ.

5. Điều trị

Điều trị bằng các thuốc:

  • Paracetamol 0,5mg: uống 3 viên / ngày (sáng, trưa, chiều).
  • Neuvit B5000: tiêm 1 lọ / ngày.

Nghỉ ngơi trong thời gian điều trị.

6. Tiên lượng và phòng bệnh

  • Tiên lượng gần: Khả quan.
  • Tiên lượng xa: thoát vị đĩa đệm cột sống cổ dễ gây biến chứng và tái phát nên phải đề phòng.

Phòng bệnh

  • Ăn uống đầy đủ chất dinh dưỡng.
  • Tránh nơi ẩm thấp.
  • Thường xuyên vận động và tập thể dục thể thao.

❢ Thông tin hữu ích dành cho bệnh nhân:

Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *

*