Trang Chủ » Bệnh xương khớp khác » Bệnh học thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Bệnh học thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Gần 80% trong số chúng ta thường gặp phải các vấn đề về xương khớp. Độ tuổi phổ biến có thể gặp phải các vấn đề này là độ tuổi từ 50 trở lên. Trong đó, thoái hóa đĩa đệm là bệnh xương khớp đặc biệt phổ biến ở nhiều quốc gia. Hiểu rõ về bệnh học thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng là giải pháp để bạn có thể chủ động để đối phó với căn bệnh này.
Bệnh học thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng
Tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng không thực sự là một bệnh. Thuật ngữ này được sử dụng để mô tả những thay đổi xảy ra khi cột sống của bạn đang bắt đầu bước vào giai đoạn lão hóa.
1.Đại cương
Cơ chế của thoái hóa cột sống là sự tiến triển của hai quá trình diễn ra song song. Đó là quá trình thoái hóa sinh lý tự nhiên theo độ tuổi và thoái hóa bệnh lí mắc phải (thường đến từ các vấn đề như nhiễm khuẩn, chấn thương, miễn dịch, rối loạn chuyển hóa,…).
Thoái hóa cột sống thắt lưng gồm các dạng: thoái hóa đốt sống thắt lưng (spondylosis), thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng (disc degeneration), hư xương sụn cột sống (osteochondrosis). Trong đó tình trạng thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng có tỉ lệ mắc phải khá cao. Đây là quá trình lão hóa và suy giảm chức năng của đĩa đệm cột sống như khiến nhân nhầy mất nước và bị tổn thương, giảm chiều cao vòng sợi và xuất hiện các vết nứt, rách, đứt tại bao xơ đĩa đệm. Trong nhiều trường hợp, diễn tiến của thoái hóa đĩa đệm cột sống thắt lưng sẽ dẫn đến bệnh thoát vị đĩa đệm.

2.Dấu hiệu lâm sàng thoái hóa đĩa đệm cột sống
Thoái hóa đĩa đệm cột sống thường có 3 dấu hiệu lâm sàng tùy thuộc vào mức độ thương tổn của đĩa đệm bao gồm đau lưng cấp (lumbago), đau thắt lưng mạn tính (lombalgie), đau thắt lưng hông. Cụ thể các dấu hiệu lâm sàng như sau:
a)Tình trạng đau lưng cấp (lumbago)
Đau lưng cấp thường gặp phải ở những người trong độ tuổi trung niên (ngoài 30 tuổi). Những cơn đau lưng cấp thường xuất hiện sau khi cơ thể bạn chịu một tác động quá mức, đột ngột hoặc sinh hoạt trái tư thế. Người bệnh có thể cảm nhận tình trạng đau tăng lên khi ho, hắt hơi, thay đổi tư thế, rặn,… ảnh hưởng lớn đến các vận động cột sống. Tình trạng đau lưng cấp có thể giảm dần sau khoảng 1 – 2 tuần. Đây là những dấu hiệu cảnh báo rằng cơ thể bạn, nhất là cột sống, đang có vấn đề.
b)Đau lưng mạn tính (lombalgie)
Đau thắt lưng mạn tính thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi ngoài 40 tuổi. Tình trạng đau âm ỉ vùng thắt lưng sẽ bắt đầu xảy ra và thường tái xuất hiện khi thời tiết thay đổi, vận động đau đớn nhiều,… Khi nghỉ ngơi, cột sống nằm yên sẽ giảm bớt những áp lực lên cột sống, gây ra những biến dạng về lâu về dài.
c)Tình trạng đau thắt lưng hông
Người bệnh bắt đầu bị đau dây thần kinh hông, to một hoặc hai bên. Các thành phần của đĩa đệm bị thoái hóa, một số trường hợp bắt đầu có dấu hiệu thoát vị đĩa đệm, các rễ thần kinh có nguy cơ bị chèn ép do tình trạng lệch đĩa đệm gây ra.

Giải pháp cho bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống
Bệnh nhân thoái hóa đĩa đệm cột sống cần tiến hành chụp X quang và thực hiện các phương pháp chẩn đoán hình ảnh khác để xác định tình trạng thương tổn đĩa đệm. Tùy theo tình trạng thoát vị đĩa đệm mà các bác sĩ có thể chỉ định những phương pháp phù hợp để cải thiện sức khỏe cho bệnh nhân.
Đối với tình trạng bệnh nhẹ, người bệnh có thể được điều trị bằng các phương pháp bảo tồn cột sống. Đối với những trường hợp bệnh nhân bị thương tổn đĩa đệm nặng có thể phải chỉ định phẫu thuật thay thế đĩa đệm để giúp bệnh nhân lấy lại sức khỏe cột sống.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!