Trang Chủ » Thoát vị đĩa đệm » 5 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm dứt điểm
5 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm dứt điểm
Ngoài việc sử dụng thuốc tây để trị bệnh thoát vị đĩa đệm, thì việc áp dụng những bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm có trong dân gian cũng được nhiều người sử dụng và cho kết quả tốt.
Các bệnh lý xương khớp đặc biệt là thoát vị đĩa đệm đang trở thành nỗi ám ảnh cho bệnh nhân. Không chỉ bởi những cơn đau mà các bệnh lý này còn khiến cho bệnh nhân suy giảm khả năng vận động. Điều này không chỉ khiến chất lượng sống của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng mà còn tạo ra áp lực cho gia đình bệnh nhân.
Có nhiều hướng điều trị thoát vị đĩa đệm trong đó việc sử dụng những cây thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm có sẵn quanh nhà được nhiều người đánh giá cao bởi độ an toàn và tự nhiên.
5 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm trong dân gian
Cây xấu hổ
Xấu hổ còn có tên gọi khác là cây trinh nữ, cây mắc cỡ. Đây là loại cây thân thảo, sống một năm. Cây xấu hổ thường mọc thành bụi, thân và cành có lông và gai nhỏ, mọc lòa xòa. Cây có lá kép với cơ chế tự động cụp lại khi có tác động từ bên ngoài.
Đây là loại dược liệu có tính hơi hàn, vị ngọt và hơi se. Y học cổ truyền dùng cây xấu hổ như một loại thuốc giảm đau, kháng viêm, an thần,…
Để chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây xấu hổ, bạn cần chuẩn bị:
- Khoảng 120g rễ cây xấu hổ cho mỗi lần sử dụng.
Đem phần rễ cây xấu hổ rửa sạch sau đó thái nhỏ và đem phơi khô trước khi sử dụng. Mỗi lần sử dụng bạn lấy khoảng 120g rễ cây xấu hổ đã phơi khô đem đi sao nóng lên. Trong lúc sao bạn hãy tẩm một chút rượu trắng vào. Tiếp tục sao rễ cây cho vàng và khô rượu. Rễ cây đã khô bạn hãy đem đi sắc cùng với 4 bát nước. Sắc đến khi còn khoảng 1 bát nước cốt là được. Với bài thuốc này bạn dùng khoảng 2 bát nước thuốc mỗi ngày.
Lá chìa vôi
Chìa vôi còn có tên gọi khác là bạch liêm, bạch phấn đằng, đau xương. Đây là loại cây dây leo nhỏ, họ nho. Tên khoa học là Cissus modeccoides Planch. Đây là loại cây thường mọc thành bụi. Do dễ nhầm với cây dây đau xương nên cần lưu ý kỹ khi sử dụng để tránh nhầm lẫn.
Y học cổ truyền xếp cây chìa vôi vào nhóm cây thuốc tính mát. Chìa vôi có vị đắng, chua, hơi the và là loại cây lành tính, không độc. Trong thành phần của lá chìa vôi chứa nhiều nước, protid, xơ, gluxit. Ngoài ra lá của loại cây này còn có một ít caroten và vitamin C. Y học cổ truyền dùng lá chìa vôi để chữa các bệnh lý về xương khớp như đau xương, thoái hóa cột sống và phong thấp…
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm với lá chìa vôi cần chuẩn bị một số nguyên liệu phối hợp khác:
- Bạn chuẩn bị các vị thuốc chìa vôi, dền gai, cỏ ngươi, lá lốt và tầm gửi. Mỗi vị này dùng 20g. Bên cạnh đó bạn cần dùng thêm khoảng 30g cỏ xước.
Đối với các nguyên liệu trên cần đem rửa sạch và phơi khô trước khi sử dụng. Sau khi đã phơi khô có thể sắc với khoảng 1 lít nước. Sắc đến khi còn khoảng 150ml nước cốt thì dùng được. Bài thuốc này có mùi thơm và vị đắng nhẹ. Có thể dùng để uống bình thường như uống nước hàng ngày.

Lá lốt
Lá lốt khá quen thuộc trong chế biến nhiều món ăn. Trong y học cổ truyền, lá lốt được xếp vào nhóm dược liệu tính ấm. Lá lốt có vị hơi cay, nồng. Công dụng chính của loại dược liệu này là giảm đau nhức, phong thấp, tê bì chân tay, chữa các bệnh do cảm lạnh,…
Bài thuốc nam chữa bệnh thoát vị đĩa đệm bằng lá lốt chuẩn bị khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị một nắm lá lốt mỗi lần sử dụng. Số lá lốt này đem rửa sạch và giã lấy nước uống là có thể dùng được.
Bên cạnh phương pháp uống trực tiếp bạn có thể dùng nước lá lốt để pha nước tắm cũng cải thiện được những cơn đau.

Cây dền gai
Dền gai là loại cây tính hơi hàn. Loại dược liệu này có vị ngọt nhạt. Công dụng chính của cây là giúp thanh nhiệt, lợi tiểu, thu liễm ngừng tả và trừ thấp.
Bài thuốc chữa thoát vị đĩa đệm từ cây dền gai khá đơn giản. Bạn chỉ cần chuẩn bị khoảng một nắm lá dền gai. Đem rửa sạch, phơi khô và sắc lấy nước uống hàng ngày. Vị thuốc này hơi đắng, thanh mát.
Cây cỏ xước
Cây cỏ xước trong y học cổ truyền còn có tên khác là ngưu tất nam. Đây là loài cây họ rau dền có tên khoa học là Achyranthes aspera L. Cây cỏ xước được xếp vào nhóm dược liệu tính bình. Cỏ xước có vị chua, đắng. Tác dụng chủ yếu của loại dược liệu này giúp mạnh gân cốt, giảm đau, bổ gan thận đồng thời giúp bệnh nhân lưu thông khí huyết.
Bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm bằng cây cỏ xước được thực hiện theo các bước sau:
Chuẩn bị khoảng 20g cỏ xước và ý dĩ. Ngoài ra bạn cũng cần thêm thiên niên kiện, củ ráy, tô mộc, ngải cứu, lá thông, cẩu tích khoảng 12g mỗi loại. Cuối cùng là lá lốt là đỗ trọng mỗi loại này bạn dùng 16g.
Rửa sạch các nguyên liệu đã chuẩn bị và đem phơi khô. Riêng củ ráy đem sao vàng trước khi thực hiện bài thuốc. Sau khi đã xong các bước chuẩn bị bạn hãy cho các nguyên liệu vào nồi sắc. Bạn cho vào khoảng 6 bát nước, sắc đến khi còn 2 bát nước cốt là được. Phần thuốc đã sắc chia làm 2 lần uống mỗi ngày. Dùng từ 10 – 15 ngày cho bài thuốc này.

Ưu nhược điểm của cách chữa thoát vị đĩa đệm bằng thuốc nam
Những bài thuốc Nam chữa thoát vị đĩa đệm có ưu điểm là lành tính, ít gây ra những tác dụng phụ khi điều trị. Cách thức điều trị tương đối đơn giản và dễ thực hiện.
Tuy vậy khi điều trị bằng các bài thuốc Nam, mức độ hiệu quả phụ thuộc phần lớn vào cơ địa bệnh nhân. Thời gian điều trị cũng tương đối dài, đòi hỏi bệnh nhân cần có sự kiên trì điều trị. Các bài thuốc Nam cũng chỉ điều trị triệu chứng và ngăn chặn cơn đau, không triệt tiêu được nguyên nhân gây thoát vị. Do đó bạn cần thăm khám và kết hợp điều trị với các phương pháp khác để có hiệu quả tốt nhất.
Trên đây là những chia sẻ về 5 bài thuốc nam chữa thoát vị đĩa đệm tốt được lưu truyền trong dân gian, đã giúp nhiều người thoát khỏi chứng bệnh này. Chúc bạn sớm tìm được phương pháp hữu hiệu nhất cho tình trạng bệnh của mình và sớm khỏi bệnh.
❢ Bạn nên tham khảo:
Trở thành người đầu tiên bình luận cho bài viết này!